• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh mạn tính do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất Đây là căn bệnh mãn tính, tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh và trở thành gánh nặng thực sự cho phát triển kinh tế, xã hội.

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh làm cho người bệnh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây nên các biến chứng đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ như: có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, tắc mạch dẫn đến cụt chi; biến chứng các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân gây bệnh: Bên cạnh yếu tố như di truyền, lão hóa, thì nguyên nhân chính là do lối sống thiếu lành mạnh với các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia.

Khi mắc bệnh đái tháo đường có các triệu chứng:

- Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều, nhiều người gầy sút nhanh, trẻ chậm phát triển

- Khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm

- Nước tiểu có nồng độ đường cao, ruồi bâu, kiến đậu, khi khô thường để lại các vết bẩn hoặc mảng trắng

Cách phòng ngừa:

- Có chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng và lượng mỡ dư thừa, cần ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm tự nhiên còn tươi, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều chất béo. Nói không với hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia.

- Tăng cường hoạt động thể lực, chọn một môn thể thao để luyện tập. Đi bộ là phương pháp dễ thực hiện và không gây tốn kém.

- Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất tầm soát bệnh đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh. Việc kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kịp thời tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm tiến triển đến đái tháo đường thật sự. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ như người: từ 40 tuổi trở lên; từng được xác định rối loại đường huyết; thừa cân, béo phì; mắc bệnh lý tim mạch; có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ.

Khi mắc bệnh đái tháo đường cần chú ý:

- Kiểm tra đường huyết theo quy định

- Uống thuốc điều trị bệnh điều độ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ

- Ăn đủ chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, muối khoáng, nước với lượng và tỷ lệ hợp lý; ăn đúng giờ, không quá đói, không quá no; ăn nhiều bữa nhỏ (4-6 bữa/ngày), ăn bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm; ăn giảm chất béo, tăng chất xơ, dùng các loại thực phẩm có lượng đường ít như: khoai lang, khoai sọ, sắn, củ từ...

- Hãy mang theo người: kẹo cứng, nước trái cây, nho khô, hay các loại bánh chứa nhiều đường trong túi để dùng khi đường trong máu của bạn bị xuống thấp.

Mọi người hãy thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa đái tháo đường!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB