• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THUẬN CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phẫu thuật cấp cứu và điều trị bảo tồn thành công ca xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi 12 tuổi

Phẫu thuật cấp cứu và điều trị bảo tồn thành công ca xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi 12 tuổi

Ngày 18/10/2022, Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu tiếp nhận bệnh nhi Lường Văn B, sinh năm 2010, trú tại Bản Lào, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong tình trạng đau tức nhiều vùng bẹn bìu bên phải, đau liên tục, mặt tái mét, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn. Sau khi thăm khám kỹ và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn phải, tinh hoàn trái ẩn trong ống bẹn, tiến hành mổ cấp cứu tháo xoắn tinh hoàn ngay.

Phẫu thuật cấp cứu ca xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi 12 tuổi

 

Theo BSCKI. Lèo Văn Doa – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu cho biết: Khi phẫu thuật, bộc lộ tinh hoàn phải ra, thấy toàn bộ tinh hoàn tím đen, cuống tinh hoàn bị xoắn vặn, kíp mổ và kíp gây mê đã tiến hành tháo xoắn tinh hoàn. Sau khi tháo xoắn, kiểm tra tinh hoàn không thấy hồng trở lại. Kíp mổ tiếp tục phóng bế Lidocain, ủ ấm, sau 1 tiếng đồng hồ kiểm tra lại thấy tinh hoàn bắt đầu có tín hiệu mạch nhưng rất kém (nguy cơ hoại tử rất cao). Kíp mổ đã cân nhắc kỹ quyết định bảo tồn tinh hoàn cho bệnh nhân nhi, tiếp tục điều trị nội khoa tích cực, theo dõi sát sau 2 – 3 ngày nếu siêu âm kiểm tra lại không có tín hiệu mạch thì sẽ phẫu thuật lại cắt bỏ tinh hoàn.

Sau 09 ngày (từ ngày 18/10/2022 – 27/10/2022) điều trị nội khoa tích cực tại khoa Ngoại – Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu, bệnh nhi đã được bảo tồn tinh hoàn phải, ổn định và được xuất viện, khám tinh hoàn không thấy đau, siêu âm Doppler thấy có tín hiệu mạch tốt trong nhu mô tinh hoàn. Vì bệnh nhi còn tinh hoàn trái ẩn trong ống bẹn vì vậy, sau khi ra viện, các Bác sĩ đã hẹn bệnh nhân khi nào có điều kiện tiếp tục đến viện khám điều trị phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn bên trái.

Bác sĩ khuyến cáo thêm: Tất cả các trường hợp xoắn tinh hoàn thường có biểu hiện đầu tiên là đau bụng cấp, đau bìu cấp. Xoắn tinh hoàn là 1 bệnh lý tối cấp cứu, cần phải phẫu thuật tháo xoắn khẩn cấp trong 6 giờ đầu vì sau thời gian này tinh hoàn sẽ có nguy cơ hoại tử và phải cắt bỏ tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn thường gặp ở nam giới dưới 30 tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi từ 12-18 tuổi. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng, đau vùng bẹn bìu cần phải đến khám và chẩn đoán sớm tại các cơ sở y tế, không tự theo dõi và dùng thuốc tại nhà. Nếu tình trạng xoắn càng lâu thì khả năng bảo tồn tinh hoàn càng thấp, ảnh hưởng rất lớn khả năng sinh sản và tâm lý của trẻ.

Người đưa tin: CN Trần Thị Điệp

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB